Rộ tin Trung Quốc chế tạo tàu sân bay UAV đầu tiên trên thế giới
Hội đồng Anh và IDP vài ngày trước thông báo tất cả kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính từ sau 29.3, tức sẽ dừng thi IELTS trên giấy từ 30.3 trở đi. Chủ đề này nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội và khiến không ít thí sinh lo lắng, e ngại. "Mình thấy cộng đồng mạng loạn hết cả lên nên cũng sốt ruột ghê", một bài đăng trên Threads có 264.000 lượt xem cho biết.Nguyễn Thúy An, học sinh một trường THPT tại Q.5, TP.HCM, chia sẻ với Thanh Niên rằng em vừa mới đăng ký thi IELTS trên giấy một ngày trước, sau khi biết tin hình thức này sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam. "Trên trung tâm, em chỉ học cách làm bài thi trên giấy nên sợ thi máy không quen, dẫn đến việc điểm thấp. Lúc đầu em tính tháng 4 mới thi để tránh thi học kỳ trên trường, nhưng đành phải đẩy lịch sớm hơn", An bộc bạch.Trong khi đó, M.P, học viên cao học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng đã đăng ký thi IELTS trên giấy vào tối 7.1, chỉ vài tiếng sau khi có tin hủy tổ chức. P. kể, dù thường xuyên làm việc trên máy tính nhưng cô lại không quen với việc thi trên máy tính. "Tôi đã thử thi IELTS trên máy tính nhưng không hiệu quả. Việc cầm bút làm bài vẫn phù hợp với tôi hơn", P. cho hay.Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo một số trung tâm tiếng Anh cho biết sau khi có tin sắp dừng thi IELTS trên giấy, nhiều học viên đã lập tức "chốt" thi hình thức này. Xu hướng này xuất phát từ đa dạng nguyên nhân, như thí sinh bị loạn thị; không quen đọc trên máy tính; kỹ năng dùng máy tính chưa thành thạo (nhất là các bạn học sinh THPT vốn quen thuộc với việc làm bài tập, bài thi và nháp trên giấy); bố cục bài thi có thể khiến các bạn mất tập trung..."Ít cơ hội tiếp cận với bài thi IELTS trên máy tính cũng là một nguyên nhân, do tới nay Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Cambridge chưa cung cấp nền tảng cho thí sinh trải nghiệm thường xuyên, mà các tài liệu hiện hành vẫn chỉ là những bộ sách giấy. Nhìn chung, thi máy dù có nhiều tiện lợi song có thể không phù hợp với một số bạn", thạc sĩ Phan Thị Song Sương, sáng lập Trung tâm Home English (Đà Nẵng), lý giải.Một số thí sinh cũng thắc mắc, liệu đề thi IELTS trên máy tính có khó hơn thi trên giấy? Trả lời vấn đề này, cả Hội đồng Anh lẫn IDP đều cho biết hai hình thức thi IELTS "tương đồng về định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm", tức nội dung bài thi không thay đổi dù chọn thi trên giấy hay trên máy tính. Sự khác biệt duy nhất là cách thức làm bài thi, hai đơn vị nhấn mạnh.Vừa dự thi IELTS trên máy tính hồi tháng 12.2024, Hồ Anh Tuấn, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết để làm quen với hình thức này sau thời gian dài ôn luyện bằng tài liệu giấy, anh phải chuẩn bị trước một tháng để tập làm quen với các thao tác làm bài thi IELTS trên máy tính, như điền đáp án vào ô trống hoặc chọn phương án đúng."Có hai cách rèn luyện thao tác. Thứ nhất là qua các trang web luyện thi trực tuyến như 'IELTS Online Tests'; hai là chỉnh chế độ hai tab trong một màn hình, một bên là tab đề thi, một bên là tab trang trống để luyện kỹ năng ghi chú (note-taking) và gõ đáp án trong các kỹ năng nghe, đọc, viết", nam sinh đạt IELTS 8.0 khuyên và đồng thời lưu ý thí sinh nên dành ít nhất một tuần để làm quen thao tác trên máy.Ngoài ra, Tuấn cho biết thêm anh cũng gặp vài khó khăn trong quá trình thi IELTS trên máy tính, như có khoảnh khắc anh mất tập trung do phải đảo mắt nhìn hai phần của màn hình (một bên là đề, một bên là câu hỏi). "Ngoài ra khi đến bài thi viết, mình bị hoa mắt nên không đọc hiểu được đề thi viết, phải mất 5-7 phút định hình lại", anh nói. Đó cũng là lý do Tuấn khuyên thí sinh cho mắt tạm nghỉ 10 giây sau mỗi kỹ năng hoặc mỗi phần.Anh Lê Huỳnh Đức, Giám đốc Trung tâm IELTS Huỳnh Đức (TP.Đà Nẵng), chia sẻ trong lúc ôn IELTS, thí sinh nên sử dụng laptop hoặc iPad có bàn phím để thực hiện tất cả thao tác trên máy tính, như ghi chú thông tin, làm bài, luyện tập và tương tác với nhau..."Điều này giúp các bạn quen với định dạng này ngay từ đầu", anh nói. Ngoài ôn tập với các nguồn trực tuyến, thí sinh còn có thể dùng phần mềm giả lập bài thi IELTS trên máy tính của IDP và Hội đồng Anh để làm quen với giao diện, thao tác, áp lực thời gian, anh Đức lưu ý thêm.Cũng theo anh Đức, việc đọc đoạn văn dài trên màn hình có thể gây mỏi mắt và khó tập trung hơn, nhất là với những ai quen đọc tài liệu in. Ngoài ra, thí sinh quen dùng bút để gạch từ vựng cũng sẽ thấy khó khi thi máy. "Nhưng các trung tâm khảo thí đều trang bị màn hình lớn, độ phân giải cao, giúp giảm thiểu tình trạng mỏi mắt. Hơn nữa, giao diện thi IELTS trên máy cũng có chế độ ghi chú và highlight", anh Đức kể."Các bạn cũng cần tập gõ máy tính thường xuyên để cải thiện tốc độ, độ chính xác, nhất là với kỹ năng viết. Các bạn cũng nên tắt chế độ sửa lỗi chính tả tự động ở các ứng dụng gõ bàn phím để tập làm quen với môi trường như khi thi thật. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu kỹ về quy trình thi IELTS trên máy tính cùng các quy định, hướng dẫn khác", nam giáo viên khuyên.Phẫn nộ tài xế lái xe taxi vượt ẩu, leo lên vỉa hè khi tắc đường
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Saigon Co.op hợp tác UrBox thúc đẩy chuyển đổi số
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
Người Bình Định xa xứ cùng ôn lại nét đẹp văn hóa quê nhà
Với lợi thế giành chiến thắng 2-1 trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tự tin đến sân nhà của đội tuyển Thái Lan đấu trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.1 với mục tiêu bảo vệ thành quả đã đạt được. Sở hữu "chân sút ngoại hạng" Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam trở nên đáng gờm khiến "voi chiến' phải e dè, không áp đặt được lối chơi lên đối thủ như nhiều lần chạm trán trước đó và phải nhận thất bại ở chung kết lượt đi. Người hâm mộ Việt Nam kỳ vọng Nguyễn Xuân Son cùng các đồng đội tiếp tục phát huy tinh thần thi đấu "rực lửa" để giữ vững thành quả. Tuy thua đội tuyển Việt Nam 1-2 nhưng đội tuyển Thái Lan vẫn cho thấy bản lĩnh của nhà đương kim vô địch. Bị dồn ép nhưng "voi chiến" vẫn có bàn thắng thu ngắn cách biệt xuống 1-2. Đây là cách biệt không lớn giúp đội tuyển Thái Lan đặt niềm tin có thể san bằng cách biệt khi trở về sân nhà. Theo dự đoán của độc giả Báo Thanh Niên, 59% tin vào chiến thắng cho Nguyễn Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt về ngay trên sân của đội tuyển Thái Lan. 33% dự đoán kết quả hòa và chỉ 8% nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thua Thái Lan. Trong khi đó nhiều HLV, chuyên gia bóng đá dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ cầm chân được đội tuyển Thái Lan khi tái đấu ở lượt về để lên ngôi vô địch. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Dự đoán kết quả trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Thái Lan 1-1. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn